Những chiếc siêu xe tí hon này được chế tạo nhằm giúp các bệnh nhi giải tỏa căng thẳng trong quá trình điều trị và có thể cảm thấy vui vẻ hơn. Các bệnh nhi được phép tự lái xe trên các hành lang của bệnh viện, nơi mà có gắn các biển báo giao thông tương tự như trên đường.
Trong suốt năm vừa rồi, chiếc xe tí hon này vận hành ít nhất một lần một ngày mà không hề xảy ra bất kỳ trục trặc nào cả. Đến nay, siêu xe tí hon này là loại hình dịch vụ đầu tiên trong hệ thống sản xuất của hãng. Siêu xe SRH sẽ được đưa đến trung tâm phân tích của Rolls-Royce để trang bị những tính năng an toàn cho sức khỏe.
Sue Nicholls, giám đốc khoa nhi tại bệnh viện St Richard cho biết: "Chúng tôi nhận được rất nhiều các phản hồi tích cực từ gia đình của các bệnh nhi. Họ bày tỏ những đứa trẻ phấn khích như thế nào khi được lái những chiếc siêu xe Rolls-Royce mini trong những ngày tháng phải điều trị tại bệnh viện".
Nicholls nói: "Thay vì lo lắng về các cuộc phẫu thuật sắp tới, các bệnh nhi lại tỏ ra khá tích cực bởi được vui chơi với những chiếc siêu xe tí hon ấy. Chúng tôi nhận thấy các ông bố đặc biệt thích thú với thiết kế cũng như cấu tạo của chiếc xe và thường yêu cầu lượt chơi cho con mình".
Andrew Ball, giám đốc truyền thông và tổ chức từ thiện của Rolls-Royce cho biết: "Chúng tôi rất vui mừng vì Rolls-Royce SRH đã thực hiện thành công lời hứa của mình. Đó là mang lại những tác động tích cực cho các bệnh nhi và phụ huynh các em trong thời gian nội trú tại bệnh viện".
Ball nói: "Dự án này cho thấy công nghệ cũng như kỹ năng hàng đầu thế giới của đội ngũ sản xuất chuyên nghiệp của Rolls-Royce. Cũng như nó đã chứng minh rõ ràng rằng đội ngũ tay nghề cao của chúng tôi thật sự mong muốn đóng góp những giá trị tích cực cho cộng đồng".
Trong tương lai, mẫu xe tí hon này rất có thể sẽ được Rolls-royce sản xuất rộng rãi, trở thành một chiếc xe trong mơ của trẻ em trên toàn thế giới.
Biểu tượng Spirit of Ecstasy đặc trưng của Rolls-Royce cũng được gắn trước đầu xe. Logo và lưới tản nhiệt mạ chrome sang trọng không thua kém gì những chiếc xe thương mại của Rolls-Royce.
Những chiếc Rolls-Royce SRH này là sự hợp tác giữa thương hiệu xe sang và bệnh viện St Richard tại nước Anh.
Theo GenK
" alt=""/>Đằng sau siêu xe 'tí hon' RollsVà Ngọc Hà chia sẻ thêm: “Một con số đặc biệt khác trong tư tưởng của Viettel là con số 0. Thật kỳ lạ! Viettel có lẽ là Tập đoàn duy nhất ở Việt Nam đã đạt đến quy mô khổng lồ mà lúc nào vẫn coi mình là startup, là con số 0, để luôn khởi tạo những con đường mới mẻ. Số 0 lớn hơn số 1, số 0 chia hết cho tất cả số còn lại. Với số 0 - “không có gì” để mất - có nghĩa là người ta có mọi thứ để thắng”.
![]() |
Chỉ làm việc ở Viettel hơn 1 năm nhưng Đào Mai Lan (một chuyên viên truyền thông từng có nhiều năm làm việc ở Ericsson) chia sẻ: “được học cách hiểu sâu sắc và tư duy mạch lạc khi đề xuất một ý tưởng” và “luôn nạp cho mình cảm hứng muốn nghĩ, muốn tìm tòi, muốn chinh phục”.
Cô gái này còn nhận xét trên trang cá nhân của mình: “Ở nơi ấy, luôn có một tinh thần làm việc đầy quyết tâm và một thái độ đón nhận việc mới, việc khó đầy ý chí. Ở Viettel có một kho thư viện khổng lồ về những câu chuyện người thật-việc thật thực sự truyền cảm hứng”.
Với Ông Ánh Nguyệt, một thành viên của Viettel từ những ngày đầu làm di động và gắn bó 8 năm (từ năm 2004), thương hiệu này như cách Nguyệt gọi là “mối tình đầu không phai”. Cô gái từng có ảnh trên trang bìa của tạp chí nội bộ “Tin tức Viettel” nói rằng: “Ở đó, chúng tôi có thể lớn lên, già đi nhưng nhất định không được chậm lại”.
![]() |
“Viettel làm chúng tôi vô cùng tự hào và hãnh diện khi hàng năm được nhận thư cảm ơn, những món quà nhỏ gửi về từng gia đình của toàn thể cán bộ công nhân viên. Cách làm đậm chất lính đã khiến chúng tôi ‘nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua’”, cô gái hiện đang sống và làm việc tại Đức trải lòng trên trang cá nhân.
Và đến giờ sau nhiều năm rời đi, Ánh Nguyệt vẫn nhớ một giá trị cốt lõi Viettel và lấy đó kim chỉ nan trong những giai đoạn khá đặc biệt của cuộc đời: “Thích ứng nhanh là sức mạnh của cạnh tranh”.
Còn với Đỗ Phương Trang, người đã rời Viettel cách đây vài năm để theo đuổi giấc mơ làm phim của mình thì: “‘Anh Viettel’ là chàng trai làm nghề kỹ thuật, mạnh mẽ và đầy nam tính, chàng trai mà năm 24 tuổi mình đã ngỡ là ý trung nhân của cuộc đời. Đối với mình, Viettel chính là định nghĩa của cái gọi là Lý Tưởng, trong định nghĩa đó có hào quang, sự vĩ đại, có cả những thất bại và hy sinh nhưng tuyệt nhiên không có sự đầu hàng, dù đó là đỉnh cao hay vực sâu, đích đến luôn ở phía trước. Mình tự hào vì đã được lựa chọn, và tự hào vì đã bước đi con đường của riêng mình, từ Viettel”.
Trong những dòng hồi tưởng về thời gian còn làm việc tại Viettel, Trang viết trên trang cá nhân: “Mình nói nghe dở hơi nhưng thật sự thì Viettel trong mình là những điều lãng mạn lắm luôn”.
“Bởi vì, câu chuyện về Viettel trong lòng mình từ lâu đã không còn là câu chuyện của tập đoàn nọ hay vấn đề nghe rất là chuyên môn kia. Mình được mắt thấy tai nghe, hoặc được biết đến trong câu chuyện thường ngày của những con người cụ thể, những con người rất yêu lao động và sáng tạo trong mọi hoàn cảnh ngặt nghèo nhất. Có những chuyện siêu to khổng lồ nghe giật cả mình nhưng cũng có những chuyện be bé mà chắc chẳng ai để ý, còn mình thì cứ xúc động mãi khi nhớ về”.
Có 16 năm gắn bó với ngành viễn thông, trải qua nhiều công ty lớn và chỉ làm việc tại Viettel có 1 năm nhưng ông Nguyễn Dương có những ấn tượng khó phai về Tập đoàn này. Nhận xét về Viettel, ông Dương viết: “Tư duy khác biệt và khát vọng cháy bỏng đã làm nên Viettel ngày hôm qua. Có lẽ, hai điều này vẫn còn nguyên giá trị để Viettel có thể khởi tạo thực tại mới thành công, dẫn dắt ngành viễn thông và CNTT phát triển. Ở điểm này không phải Viettel (hay Vingroup trong khu vực tư nhân) thì hẳn rất khó tìm ra một doanh nghiệp khác, có thể khiến người ta hào hứng hơn trong công cuộc Make in Vietnam”.
Nguyễn Anh
" alt=""/>Chuyện của những người đã ‘đi qua’ ViettelCác ông lớn ngành TMĐT vẫn đang báo lỗ lớn. Ảnh minh họa: Internet
Theo Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (VECOM), tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử (TMĐT) năm 2017 đạt trên 25%. Nếu tiếp tục giữ đà tăng trưởng này, quy mô thị trường sẽ đạt 13 tỉ USD vào năm 2020. Hàng loạt ông lớn tham chiến hay nhận các khoản đầu tư khổng lồ cho thấy sự hấp dẫn của miếng bánh này.
Đầu năm 2018, JD.com đã chính thức công bố khoản đầu tư 44 triệu USD vào nền tảng B2C hàng đầu Việt Nam Tiki.vn. Đây cũng là khoản đầu tư lớn nhất của VNG vào một công ty liên kết được thể hiện trên báo cáo tài chính. Ngay sau đó, (3/2018) Alibaba mua lại Lazada đã nâng tổng vốn đầu tư vào Tập đoàn lên 4 tỷ USD. Trong khi đó, công ty mẹ của Shopee là SEA mặc dù vẫn thua lỗ nhưng vẫn tiếp tục đầu tư vào sàn TMĐT này.
Cơn sốt TMĐT đã kéo theo thị trường hậu cần đông đúc và cạnh tranh với hơn 50 nhà cung cấp tính đến năm 2017, từ các dịch vụ chuyển phát nhanh truyền thống như Viettel Post, EMS và VNPost đến các công ty khởi nghiệp như giaohangnhanh, supership và giaohangtietkiem, và công ty quốc tế như DHL, Grab Express và Lazada Express...
Tuy nhiên TMĐT lại không phải là miếng bánh dễ ăn. Thị trường TMĐT Việt Nam đã dần định hình với những tay chơi lớn như Lazada, Tiki, Shopee hay Sendo. Đây được coi là một cuộc chơi “đốt tiền” của các đại gia khi mà biên lợi nhuận thấp và các chi phí liên quan đến bán hàng, logistics, khuyến mãi thu hút người dùng… lại rất lớn.
Thực tế cho thấy, các ông lớn đều đang báo lỗ và vẫn tiếp tục phải đổ tiền để duy trì vị trí của mình trên thị trường. Vậy những khoản lỗ này thực sự đến từ đâu? Cùng xem xét 4 yếu tố tạo nên cơ cấu vận hành, quyết định thành bại của một sàn TMĐT để thấy rõ điều này.
Đối với một sàn TMĐT, CNTT được xem là yếu tố tiên quyết giúp tạo nên những trải nghiệm mua sắm cho khách hàng cũng như giúp người bán quản lý gian hàng, tối đa lợi nhuận. Ngoài tư duy hệ thống, một nguồn vốn lớn để duy trì các ứng dụng công nghệ là điều sống còn đối với sàn TMĐT.
Cơ chế, chính sách dành cho người bán và người mua để thu hút họ tham gia giao dịch trên sàn: Các sàn TMĐT gần đây liên tục đổ tiền cho các chương trình chiến dịch marketing, khuyến mại giờ vàng, trợ giá hay tạo nên các combo mua hàng... Việc "đổ" một lượng tiền khổng lồ để hút khách hàng và nhà cung cấp là một việc hoàn toàn dễ hiểu. Đây là cách chiếm lĩnh thị phần mà hầu hết các sàn TMĐT hiện nay đang áp dụng tại thị trường Việt Nam.
" alt=""/>Nguồn cơn những khoản lỗ khổng lồ của các ông lớn thương mại điện tử